HƯƠNG VỊ TẾT TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA DÂN GIAN

Các tác giả

  • Tạ Thị Thủy Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
  • Hoàng Thị Thanh Bình Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

DOI:

https://doi.org/10.55988/2588-1264/236

Từ khóa:

Hương vị, Văn hóa dân gian, Nguyễn Bính

Tóm tắt

Tết cổ truyền, hay còn gọi là Tết Nguyên đán, là tết quan trọng nhất trong năm, gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Tết không chỉ là ngày lễ hội mà còn là khoảnh khắc giao hòa giữa thiên nhiên, con người và vạn vật. Ở đó những phiên chợ Tết, những phong tục tập quán, những kiêng kị trong ngày Tết đều được thể hiện một cách sinh động,... Nguyễn Bính - một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, với khoảng hơn 10 bài thơ viết về chủ đề mùa xuân và Tết. Hương vị Tết trong thơ Nguyễn Bính không chỉ là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân mà còn là biểu tượng của đời sống văn hóa dân gian, thể hiện một cách sâu sắc những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Có thể nói cả một không gian Tết xưa với những phong tục truyền thống ùa về trong thơ Nguyễn Bính.

Tải xuống

Đã Xuất bản

08-01-2025

Số

Chuyên mục

VĂN HỌC