DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ CỦA DÂN TỘC MƯỜNG Ở THANH HÓA

Các tác giả

  • Lê Thị Hòa Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

DOI:

https://doi.org/10.55988/2588-1264/215

Từ khóa:

Dân tộc Mường (Thanh Hóa), Diễn xướng nghi lễ, Bảo tồn, Phát huy giá trị

Tóm tắt

Mường là một trong những dân tộc có dân số đông của tỉnh Thanh Hóa, địa bàn cư trú trải dài khắp 11 huyện miền núi. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, dân tộc Mường xứ Thanh đã sáng tạo được một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, mang nhiều đặc trưng riêng, khác biệt với người Mường ở các địa phương khác. Trong đó, loại hình diễn xướng nghi lễ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân, mang nhiều giá trị lịch sử, văn học, nghệ thuật, tâm linh... Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị diễn xướng nghi lễ của dân tộc Mường cần được chú trọng hơn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói riêng cũng như cả nước nói chung.

Tải xuống

Đã Xuất bản

06-11-2024

Số

Chuyên mục

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT