TẢN VĂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM – TỪ DIỄN TRÌNH THỂ LOẠI

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hà Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
  • Nguyễn Đình Nghĩa Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

DOI:

https://doi.org/10.55988/2588-1264/257

Từ khóa:

Tản văn, Thể loại, Diễn trình văn học

Tóm tắt

Trong diễn trình nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của thể loại tản văn, chúng tôi thấy có nhiều quan điểm khác nhau về tên gọi của thể loại này. Đây là thể văn có diện mạo, vị thế và đặc điểm phức hợp, có nhiều dấu hiệu nhận dạng tương đồng với các thể loại khác. Khái niệm tản văn đã xuất hiện từ khá sớm trong các công trình nghiên cứu văn học nói chung và công trình nghiên cứu mang tính thể loại nói riêng. Mục từ “tản văn” xuất hiện độc lập trong các cuốn từ điển văn học, từ điển thuật ngữ văn học, từ điển thể loại của phương Đông, phương Tây và Việt Nam. Thực tiễn nghiên cứu và sáng tác cho thấy, tản văn thực sự là một thể loại văn xuôi có đặc điểm, vị thế riêng biệt và nhìn từ diễn trình thể loại, tản văn là thể loại văn học độc lập.

Tải xuống

Đã Xuất bản

29-04-2025

Số

Chuyên mục

VĂN HỌC