PHỤC DỰNG TRUYỀN THỐNG TRONG NGHI LỄ TANG MA - NGHIÊN CỨU TẠI XÃ NINH HIỆP, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI

Các tác giả

  • Lê Thị Thùy Ly Viện Nghiên cứu văn hóa - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.55988/2588-1264/229

Từ khóa:

Phục dựng truyền thống, Nghi lễ tang ma

Tóm tắt

Bài viết đề cập đến sự phục dựng truyền thống trong nghi lễ tang ma ở một làng buôn bán nổi tiếng của ngoại thành Hà Nội hiện nay, cái bộc lộ qua nhiều hiện tượng mà trong đó nổi bật lên vai trò của láng giềng gần gũi và thân hữu. Cụ thể, đó là sự trở lại của tục hàng khu lo mộ phần cho người mới mất và bạn bè thân thích đến thăm hỏi gia đình người đó trong 49 ngày liên tục sau tang. Kết quả nghiên cứu góp phần chỉ ra, văn hóa truyền thống không phải sẽ luôn mất đi hoặc mai một trong bối cảnh hiện đại hóa như nhận định của nhiều lý thuyết hiện đại, mà vẫn có thể tồn tại và thậm chí phát triển mạnh mẽ hơn. Nó cũng phản ánh tính đa chiều trong các thực hành văn hóa của con người, khi ở địa bàn nghiên cứu, ta có thể quan sát thấy các khía cạnh như chuẩn mực làng xã, thể diện, tình cảm, sự tính toán, mong muốn kiến tạo bản sắc… đã đan xen vào nhau một cách tinh tế trong những gì chi phối các hành vi liên quan đến vấn đề này.

 

 

Tải xuống

Đã Xuất bản

08-01-2025

Số

Chuyên mục

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT