VỀ VẤN ĐỀ TÔN TRỌNG TÍNH THIÊNG TRONG THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG
DOI:
https://doi.org/10.55988/2588-1264/216Từ khóa:
Di sản, Cái thiêng liêng, Tín ngưỡng, Tộc người, Bảo vệ, Phát huyTóm tắt
Với cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam, hệ thống các phong tục, tập quán và các hình thức sinh hoạt thực hành tín ngưỡng dân gian của 54 dân tộc (bao gồm hơn 700 tộc người địa phương) chủ yếu dựa trên ý thức - tâm lý tri ân, sùng bái sức mạnh phù trợ của các lực lượng tự nhiên, giúp cho con người bảo tồn sự sống (như đất, cây, nước, và các tài nguyên thiết yếu với cuộc sống khác) cùng lòng biết ơn và ngưỡng mộ của các thế hệ nối tiếp nhau đối với tiền thần, tiền nhân. Thực tế cho thấy, do có những bất cập trong quá trình tôn trọng phong tục, tập quán và sự giải thiêng trong thực hành tín ngưỡng các dân tộc - tộc người, hiệu quả của mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc vẫn chưa được như mong muốn; và một số cách thức ứng xử đã làm nảy sinh không ít những vấn đề cần quan tâm, xem xét ứng dụng cho phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
Bài báo khoa học muốn quan tâm đến quá trình thực thi mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc - tộc người, trong đó đi sâu vào một số vấn đề thực tiễn, liên quan đến việc tôn trọng phong tục, tập quán và tính thiêng trong thực hành tín ngưỡng của cộng đồng tộc người, hướng tới ứng dụng một cách có hiệu quả thiết thực, đáp ứng mục tiêu đã xác định của sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa xã hội ở Việt Nam, hiện tại và lâu dài.