NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

Các tác giả

  • Mai Anh Vũ Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
  • Lê Thị Hương Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

DOI:

https://doi.org/10.55988/2588-1264/167

Từ khóa:

Sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Tiếng địa phương, Thực trạng, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Tóm tắt

Sinh viên ngành Giáo dục mầm non quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực nhà giáo trong tương lai trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Những năm qua, sinh viên ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đào tạo sinh viên ngành Giáo dục mầm non vẫn đang đối diện nhiều khó khăn. Việc sinh viên còn sử dụng tiếng địa phương trong giao tiếp và học tập là vấn đề đáng bàn. Bài viết đề cập đến việc nói tiếng địa phương của sinh viên ngành Giáo dục mầm non hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Nhóm tác giả tập trung xây dựng phiếu hỏi điều tra về thực trạng nói tiếng địa phương của sinh viên các lớp năm 1,2,3 và năm cuối, sau đó tiến hành thu thập dữ liệu và phân tích trên SPSS. Kết quả nghiên cứu trên 171 đối tượng đã chỉ ra một số nguyên nhân, từ đó nhóm tác giả đề xuất những giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành Giáo dục mầm non hiện nay.

 

Tải xuống

Đã Xuất bản

28-11-2023

Số

Chuyên mục

NGÔN NGỮ HỌC