TẾT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM – TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU VỀ TẾT TRONG TẢN VĂN VIỆT NAM SAU 1986

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hà Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

DOI:

https://doi.org/10.55988/2588-1264/118

Từ khóa:

Tết, Văn học Việt Nam, Tản văn hiện đại Việt Nam sau 1986

Tóm tắt

Những dấu ấn văn hóa của dân tộc như: quan niệm về cái đẹp, về tình yêu thương, về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, về giao tiếp, ăn mặc, lễ Tết… được phản ánh đặc sắc trong nhiều tác phẩm văn học là minh chứng sống động về nội lực của văn hoá trong sự vận động và phát triển đất nước. Qua đó, khẳng định được sức sống mãnh liệt và bản sắc độc đáo của văn hoá Việt Nam trong nền văn học nước nhà nói riêng và đời sống dân tộc nói chung. Trong đó, Tết cũng là một đề tài được văn học tập trung khai thác. Với hướng tiếp cận văn học liên văn hoá, khai thác đề tài từ văn học trung đại đến văn học hiện đại, bài viết tập trung giới thiệu bức tranh Tết qua góc nhìn đa chiều trong văn học, đặc biệt nghiên cứu về Tết trong tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-01-2023

Số

Chuyên mục

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT