SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN TẠI MỘT KHU TÁI ĐỊNH CƯ Ở LAI CHÂU VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA CHO TỈNH THANH HÓA

Các tác giả

  • Lê Thị Thùy Ly Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

DOI:

https://doi.org/10.55988/2588-1264/115

Từ khóa:

Hiện đại hóa, Sinh kế bền vững, Tái định cư

Tóm tắt

Chính sách của nhà nước Việt Nam trong phát triển kinh tế trên phương diện nông nghiệp chịu ảnh hưởng của cuộc Cách mạng xanh, vốn tuyệt đối hóa vai trò của khoa học công nghệ (với mục đích xây dựng các cơ sở sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa). Việc phát triển nông nghiệp theo hướng trên đã đem lại một số chuyển biến có ý nghĩa, nhưng bên cạnh đó cũng gây ra những hệ quả tiêu cực nhất định đối với sinh kế của người dân. Những hệ quả này, trên một số khía cạnh, là rất nét đối với người nông dân ở vùng tái định cư khi họ bị tách khỏi môi trường sống quen thuộc, mà trường hợp những người dân - từng sống ở vùng lòng hồ thủy điện - tại một khu tái định cư ở Lai Châu là ví dụ. Bài viết này nhấn mạnh rằng tiếng nói của người dân về vấn đề đang bàn cần được quan tâm hơn nữa. Các tri thức bản địa và các nguồn lực nội tại của họ cần được chú trọng, vì chúng sẽ góp phần giúp người dân đạt được sự phát triển từ những gì họ có và họ mong muốn chứ không phải chỉ từ những gì họ nhận được. Điều này cũng gợi ra những tham khảo cho các địa phương khác, trong đó có Thanh Hóa.

Tải xuống

Đã Xuất bản

26-10-2022

Số

Chuyên mục

VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT