CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TÍCH HỢP TRONG MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HƯỚNG CHUYỂN KỸ NĂNG GẦN

Các tác giả

  • Nguyễn Thanh Tâm Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

DOI:

https://doi.org/10.55988/2588-1264/253

Từ khóa:

Giảng dạy tích hợp, Giáo dục thể chất, Cơ sở lý luận, Chuyển kỹ năng gần

Tóm tắt

Theo xu hướng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay ở Việt Nam, việc giảng dạy tích hợp các môn thể thao đã trở thành một lựa chọn tốt cho hướng đổi mới giảng dạy và phát triển giáo dục thể chất trường học. Dựa trên bản chất và đặc điểm của các môn thể thao, việc tích hợp các môn thể thao trong chương trình giáo dục thể chất cần có định hướng thực tế, bám sát các nguyên tắc giáo dục, định hướng đổi mới và tính chất vận động theo từng nhóm môn thể thao có kỹ thuật, chuyển kỹ năng gần. Trong đó, chuyển kỹ năng gần hướng đến sự gần gũi với thực tế, nhu cầu giáo dục thời đại và phát triển các năng lực toàn diện cùng với cá biệt của người học. Với các mục tiêu bồi dưỡng phát triển năng lực người học, việc tiến hành giảng dạy tích hợp trong môn Giáo dục Thể chất cần được định hướng để có thể bắt đầu từ các cách tiếp cận gồm: Tăng cường các hoạt động dạy học trải nghiệm tương tác trong chương trình giảng dạy, xây dựng hệ thống chương trình giảng dạy tích hợp theo hướng lồng ghép hợp lý, tích hợp nhiều phương pháp dạy học mới và tích cực, mở rộng không gian nội dung giảng dạy, phát triển các phương tiện đánh giá năng lực cốt lõi.

Tải xuống

Đã Xuất bản

29-04-2025

Số

Chuyên mục

THỂ DỤC THỂ THAO