Tạp chí Khoa học https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh <p><strong>1. Mục đích, tôn chỉ và phạm vi của tạp chí:</strong></p> <p> Tạp chí Khoa học Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là cơ quan báo chí thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận và tư vấn chính sách các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Tạp chí đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động số 234/GP - BTTT ngày 23 tháng 5 năm 2017 và có mã số chuẩn quốc tế là ISSN 2588 - 1264.</p> <p> Tạp chí Khoa học Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa xuất bản định kỳ 04 số/năm (Tháng 01, 4, 7, 10) với mục đích: tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước về giáo dục đại học; Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch. Cung cấp cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn cho các cơ quan, tổ chức tham khảo, nghiên cứu trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách, hoạt động quản lý nhà nước về công tác văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch góp phần phát triển KT - XH của tỉnh Thanh Hóa, vùng Nam sông Hồng - Bắc Trung Bộ và đất nước. Tạo diễn đàn trao đổi thông tin, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học trong nước, quốc tế về giáo dục đại học, nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch.</p> <p> Để đảm bảo chuẩn mực và chất lượng khoa học, tất cả các bài viết gửi đăng Tạp chí Khoa học Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đều được rà soát bản quyền sở hữu trí tuệ (DoIT) và tổ chức phản biện kín theo một quy trình chặt chẽ, khách quan bởi các nhà khoa học có uy tín, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch của Việt Nam và Thế giới. </p> <p> Theo Quyết định số 25/QĐ-HĐGSNN<span lang="VI">,</span> Tạp chí Khoa học Trường Đại học V<span lang="VI">ăn hóa, Thể thao và Du lịch </span>Thanh Hóa được 0,5 điểm đối với các bài báo khoa học thuộc ngành Văn hóa, Nghệ thuật, Thể dục Thể thao.</p> <p><strong>2. Các quy định và thể lệ đăng bài:</strong></p> <p><strong>Cách soạn thảo:</strong> Các bài báo gửi đăng cần được định dạng ở dạng .doc hoặc .rtf. Mỗi bài báo dài khoảng 5.000 - 7.000 từ, có tóm tắt nội dung (cả tiếng Việt và tiếng Anh) khoảng 200 - 250 từ và 3 - 5 từ khóa. Tất cả các bài báo đều được gửi phản biện kín. Những bài báo không được trình bày phù hợp với hướng dẫn sẽ được gửi lại tác giả.</p> <p>Bài báo được trình bày theo cấu trúc sau:</p> <p>1.Giới thiệu</p> <p>2.Tổng quan nghiên cứu vấn đề</p> <p>3.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu</p> <p>4.Kết quả nghiên cứu</p> <p>5.Thảo luận</p> <p>6.Kết luận</p> <p>7.Tài liệu tham khảo</p> <p>Tác giả cần chịu trách nhiệm về việc được cho phép sử dụng nguồn tài liệu, các bảng, hình vẽ, trích dẫn dùng trong bài báo. Điều này áp dụng cả với những hình vẽ hoặc bảng là kết quả của việc sử dụng dữ liệu từ nguồn khác. Tất cả bài báo được chấp nhận, cũng như các bảng biểu, ảnh liên quan sau đó sẽ thuộc quyền sử dụng của nhà xuất bản.</p> <p><strong>Minh họa:</strong> Các hình minh họa (đường vẽ, ảnh, hình,...) là những file rõ ràng. Để có được hình ảnh chất lượng cao nhất cho bài báo, tác giả vui lòng gửi hình ảnh minh họa đáp ứng các tiêu chuẩn sau:</p> <p>- 300 dpi hoặc cao hơn</p> <p>- Chỉnh kích thước để phù hợp với trang tạp chí</p> <p>- File vector, EPS, TIF, JPG hoặc PSD</p> <p>- Gửi rời, không kèm lẫn với file chữ</p> <p><strong>Bảng và biểu đồ:</strong> Bảng và biểu đồ không được kèm lẫn trong file chữ mà cần được gửi như những file riêng. Tiêu đề miêu tả ngắn gọn trên mỗi bảng, biểu đồ cùng với chú thích phù hợp bên dưới. Trong hình và bảng cần có đơn vị đo. Hình cần được đánh dấu, lưu ý về kích cỡ phù hợp. Chú thích cho mỗi hình và bảng cần được ghi rõ ràng, cách dòng 2, ở trang cuối của file chính.</p> <p><strong>Quy định về đạo văn: </strong>Nội dung chi tiết xem tại link:</p> <p><strong><a title="QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy định trích dẫn và chống đạo văn tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" href="https://tucst.edu.vn/web/trang-chu/khcn-htqt/quyet-dinh-ve-viec-ban-hanh-quy-dinh-trich-dan-va-chong-dao-van-tai-truong-dai-hoc-van-hoa-the-thao-va-du-lich-thanh-hoa.html">https://tucst.edu.vn/web/trang-chu/khcn-htqt/quyet-dinh-ve-viec-ban-hanh-quy-dinh-trich-dan-va-chong-dao-van-tai-truong-dai-hoc-van-hoa-the-thao-va-du-lich-thanh-hoa.html</a></strong></p> Thanh Hoa University of Culture, Sports and Tourism vi-VN Tạp chí Khoa học 2588-1264 NGÔN NGỮ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/258 <p><em>Hồ Xuân Hương - nữ thi sĩ Việt Nam với cuộc đời đầy bi kịch, đã trải qua những thăng trầm, khó khăn trong hôn nhân và cuộc sống. Lớp bụi thời gian và những huyền thoại đã gây khó khăn cho hậu thế khi muốn nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn, chính xác hơn về lai lịch và hành trạng của bà. Nhiều thế hệ công chúng độc giả, giới nghiên cứu trong và ngoài nước, bằng nhiều con đường, nhiều phương pháp tiếp cận đã tìm hiểu tiểu sử, chân dung, phong cách, các mối quan hệ, và nhiều vấn đề khác về Hồ Xuân Hương qua các tập thơ của bà. Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương để làm sáng tỏ hơn nhận định về bà.</em></p> Thái Nguyễn Thị Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học 2025-04-29 2025-04-29 02 (23) T04 103 103 10.55988/2588-1264/258 DI SẢN SỐ TRONG BẢO TỒN GIÁ TRỊ MỸ THUẬT VÀ LỊCH SỬ VĂN HÓA https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/249 <p><em>Di sản số là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong bối cảnh hiện đại. Nghiên cứu tập trung vào vai trò của công nghệ 3D trong tái hiện các yếu tố mỹ thuật và lịch sử của di sản, từ màu sắc, ánh sáng đến chi tiết chạm khắc. Những mô phỏng này không chỉ tạo hiệu ứng thẩm mỹ mạnh mẽ mà còn làm nổi bật giá trị thị giác của di sản. Bên cạnh đó, việc tích hợp câu chuyện lịch sử vào không gian số mang lại góc nhìn trực quan, nâng cao nhận thức và ý thức bảo tồn. Sự kết hợp giữa công nghệ và mỹ thuật tạo ra một phương thức bảo tồn bền vững, đảm bảo tính nguyên bản của di sản và mở ra cơ hội phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục và bảo tồn văn hóa.</em></p> Anh Đỗ Thị Thúy Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học 2025-04-29 2025-04-29 02 (23) T04 1 1 10.55988/2588-1264/249 LẤY NHU CẦU SỬ DỤNG CỦA CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM CHO SÁNG TẠO SẢN PHẨM THIẾT KẾ TRONG KỶ NGUYÊN SỐ https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/250 <p><em>Nhu cầu sử dụng của con người làm trung tâm trong việc tạo ra sản phẩm thiết kế là xu hướng cốt lõi trong kỷ nguyên số. Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ đáp ứng ứng dụng về công năng mà còn mang lại trải nghiệm toàn diện và giá trị thực tiễn. Nguyên tắc này yêu cầu nhà thiết kế hiểu sâu sắc hành vi, mong muốn và nhu cầu của người dùng, từ đó tạo ra các giải pháp mang tính cá nhân hóa cao. Trong kỷ nguyên số, công nghệ như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, hỗ trợ dữ liệu phân tích hành động, cơ sở người dùng thích hợp, giúp nhà thiết kế dự đoán và đáp ứng yêu cầu một cách chính xác. Bằng trải nghiệm ưu tiên của con người, các sản phẩm thiết kế trong kỷ nguyên số không chỉ phục vụ mục đích sử dụng mà còn khơi dậy sự kết nối cảm xúc xúc, xây dựng lòng trung thành và tạo nên giá trị bền vững.</em></p> Duẩn Lê Văn Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học 2025-04-29 2025-04-29 02 (23) T04 12 12 10.55988/2588-1264/250 VẬN DỤNG TẠO HÌNH HÓA TRANG NHÂN VẬT HÁT BỘI VÀO GIẢNG DẠY THIẾT KẾ THỜI TRANG https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/251 <p><em>Hát bội, một trong những hình thức nghệ thuật lâu đời của di sản văn hóa Việt Nam, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống từ âm nhạc đến nghệ thuật sân khấu, cùng với ngôn ngữ hình tượng của nhân vật. Việc áp dụng ngôn ngữ hình tượng của quá trình hóa trang trong hát bội vào giảng dạy chuyên ngành thiết kế thời trang giúp khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Nghiên</em><em> cứu</em><em> tập trung phân tích và ứng dụng các yếu tố hình tượng từ hóa trang nhân vật hát bội vào chương trình giảng dạy thiết kế thời trang ở bậc đại học, phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay. &nbsp;</em></p> Vân Lương Hoàng Tuyết Phượng Trần Kim Vân Hà Tú Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học 2025-04-29 2025-04-29 02 (23) T04 21 21 10.55988/2588-1264/251 “DU LỊCH CHỮA LÀNH” - SỰ XUẤT HIỆN CỦA MỘT XU HƯỚNG DU LỊCH MỚI VÀ TIỀM NĂNG ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH THANH HÓA https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/256 <p><em>Du lịch chữa lành là một xu hướng trong du lịch hiện đại, nơi kết hợp các liệu pháp chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần giúp con người cân bằng trạng thái trong cuộc sống. Xu hướng du lịch này đang dần chiếm vị trí quan trọng trong phát triển của ngành du lịch toàn cầu. Đứng trước xu hướng này, Thanh Hóa cũng đang tìm hướng đi bởi Thanh Hóa sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, hệ thống di sản văn hóa đặc sắc, phân bổ rộng khắp toàn tỉnh cùng nền văn hóa ẩm thực phong phú, lành mạnh là điều kiện để phát triển du lịch chữa lành. Bài viết tập trung phân tích tiềm năng, giá trị và xu thế phát triển của hình thức du lịch mới mẻ này, đồng thời gợi mở cách thức để ngành du lịch Thanh Hóa đón đầu, tập trung khai thác có hiệu quả, đa dạng sản phẩm du lịch phục vụ du khách trên hành trình du lịch về với địa phương.</em></p> Phương Trịnh Xuân Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học 2025-04-29 2025-04-29 02 (23) T04 69 69 10.55988/2588-1264/256 ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG BẢO TỒN DI SẢN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/255 <p>&nbsp;</p> <p><em>Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đang trở thành công cụ không thể thiếu trong việc gìn giữ, quản lý và quảng bá di sản văn hóa. Sự ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp bảo vệ giá trị nguyên bản của di sản mà còn nâng cao tính tương tác, cải thiện trải nghiệm của du khách, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của du lịch. Bài viết tập trung phân tích sâu rộng các ứng dụng công nghệ số trong bảo tồn di sản, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả bảo tồn và phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số cho du lịch tỉnh Thanh Hóa.</em></p> Thủy Vũ Thị Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học 2025-04-29 2025-04-29 02 (23) T04 79 79 10.55988/2588-1264/255 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN PENCAK SILAT TẠI TRƯỜNG THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH QUẢNG NINH https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/252 <p><em>Dựa trên quá trình nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác huấn luyện vận động viên Pencak Silat tại Trường Thể dục Thể thao tỉnh Quảng Ninh, bài viết đã đưa ra những phân tích chuyên sâu và đề xuất 03 giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng công tác huấn luyện từ đó góp phần phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của bộ môn này.</em></p> Ngọc Nguyễn Văn Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học 2025-04-29 2025-04-29 02 (23) T04 35 35 10.55988/2588-1264/252 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TÍCH HỢP TRONG MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HƯỚNG CHUYỂN KỸ NĂNG GẦN https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/253 <p><em>Theo xu hướng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay ở Việt Nam, việc giảng dạy tích hợp các môn thể thao đã trở thành một lựa chọn tốt cho hướng đổi mới giảng dạy và phát triển giáo dục thể chất trường học. Dựa trên bản chất và đặc điểm của các môn thể thao, việc tích hợp các môn thể thao trong chương trình giáo dục thể chất cần có định hướng thực tế, bám sát các nguyên tắc giáo dục, định hướng đổi mới và tính chất vận động theo từng nhóm môn thể thao có kỹ thuật, chuyển kỹ năng gần. Trong đó, chuyển kỹ năng gần hướng đến sự gần gũi với thực tế, nhu cầu giáo dục thời đại và phát triển các năng lực toàn diện cùng với cá biệt của người học. Với các mục tiêu bồi dưỡng phát triển năng lực người học, việc tiến hành giảng dạy tích hợp trong môn Giáo dục Thể chất cần được định hướng để có thể bắt đầu từ các cách tiếp cận gồm: Tăng cường các hoạt động dạy học trải nghiệm tương tác trong chương trình giảng dạy, xây dựng hệ thống chương trình giảng dạy tích hợp theo hướng lồng ghép hợp lý, tích hợp nhiều phương pháp dạy học mới và tích cực, mở rộng không gian nội dung giảng dạy, phát triển các phương tiện đánh giá năng lực cốt lõi.</em></p> Tâm Nguyễn Thanh Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học 2025-04-29 2025-04-29 02 (23) T04 47 47 10.55988/2588-1264/253 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG - PHÂN VIỆN BẮC NINH https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/254 <p><em>Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng về nhận thức, nhu cầu, hình thức và nội dung tập luyện thể dục thể thao (TDTT) ngoại khóa của sinh viên Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh, bài viết đã xây dựng được 04 giải pháp phù hợp để nâng cao hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh. </em></p> Viên Nguyễn Thành Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học 2025-04-29 2025-04-29 02 (23) T04 57 57 10.55988/2588-1264/254 GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA QUA CÁC HỌC PHẦN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/259 <p><em>Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học. Việc giáo dục lý tưởng cách mạng không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ về lý tưởng, tư tưởng của Đảng mà còn góp phần hình thành phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp. Các học phần Lý luận chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức nền tảng về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên. Bài viết làm sáng tỏ nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa qua các học phần Lý luận chính trị giảng dạy tại trường. Từ đó, tác giả bài viết cũng đề xuất một số giải pháp thực tiễn cho vấn đề này.&nbsp; <strong>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </strong></em></p> Phượng Phạm Thị Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học 2025-04-29 2025-04-29 02 (23) T04 117 117 10.55988/2588-1264/259 CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU TRỮ TẠI CÁC TRƯỜNG HỌC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ HIỆN NAY https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/260 <p><em>Trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công tác văn thư - lưu trữ là một hoạt động có vai trò quan trọng không thể thiếu. Với vai trò là cầu nối cung cấp thông tin cho các cơ quan, chức năng ấy cũng được thể hiện rõ trong trường học. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số hiện nay, công tác văn thư - lưu trữ cũng chịu những ảnh hưởng nhất định. Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác văn thư - lưu trữ, từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính thực thi nhằm nâng cao hơn nữa&nbsp; hiệu quả công tác văn thư - lưu trữ trong môi trường công nghệ hiện nay tại các trường học.</em></p> Thủy Tạ Thị Nhung Nguyễn Thị Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học 2025-04-29 2025-04-29 02 (23) T04 127 127 10.55988/2588-1264/260 TẢN VĂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM – TỪ DIỄN TRÌNH THỂ LOẠI https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/257 <p><em>Trong diễn trình </em><em>nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của </em><em>thể loại tản văn</em><em>, chúng tôi thấy có nhiều quan điểm khác nhau về tên gọi của thể loại này. </em><em>Đây là thể văn có diện mạo, vị thế và đặc điểm phức hợp, có nhiều dấu hiệu</em><em> nhận dạng</em><em> tương đồng với các thể loại khác.</em><em> Khái niệm tản văn đã xuất hiện từ khá sớm trong các công trình nghiên cứu văn học nói chung và công trình nghiên cứu mang tính thể loại nói riêng. Mục từ “tản văn” xuất hiện độc lập trong các cuốn từ điển văn học, từ điển thuật ngữ văn học, từ điển thể loại của phương Đông, phương Tây và Việt Nam. Thực tiễn nghiên cứu và sáng tác cho thấy, </em><em>tản văn thực sự là một thể loại văn xuôi có </em><em>đặc điểm, </em><em>vị thế </em><em>riêng biệt và nhìn từ diễn trình thể loại, tản văn là thể loại văn học độc lập.</em></p> Hà Nguyễn Thị Nghĩa Nguyễn Đình Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học 2025-04-29 2025-04-29 02 (23) T04 93 93 10.55988/2588-1264/257