https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/issue/feedTạp chí Khoa học2025-01-08T17:38:40+08:00Open Journal Systems<p><strong>1. Mục đích, tôn chỉ và phạm vi của tạp chí:</strong></p> <p> Tạp chí Khoa học Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là cơ quan báo chí thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận và tư vấn chính sách các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Tạp chí đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động số 234/GP - BTTT ngày 23 tháng 5 năm 2017 và có mã số chuẩn quốc tế là ISSN 2588 - 1264.</p> <p> Tạp chí Khoa học Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa xuất bản định kỳ 04 số/năm (Tháng 01, 4, 7, 10) với mục đích: tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước về giáo dục đại học; Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch. Cung cấp cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn cho các cơ quan, tổ chức tham khảo, nghiên cứu trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách, hoạt động quản lý nhà nước về công tác văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch góp phần phát triển KT - XH của tỉnh Thanh Hóa, vùng Nam sông Hồng - Bắc Trung Bộ và đất nước. Tạo diễn đàn trao đổi thông tin, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học trong nước, quốc tế về giáo dục đại học, nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch.</p> <p> Để đảm bảo chuẩn mực và chất lượng khoa học, tất cả các bài viết gửi đăng Tạp chí Khoa học Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đều được rà soát bản quyền sở hữu trí tuệ (DoIT) và tổ chức phản biện kín theo một quy trình chặt chẽ, khách quan bởi các nhà khoa học có uy tín, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch của Việt Nam và Thế giới. </p> <p> Theo Quyết định số 25/QĐ-HĐGSNN<span lang="VI">,</span> Tạp chí Khoa học Trường Đại học V<span lang="VI">ăn hóa, Thể thao và Du lịch </span>Thanh Hóa được 0,5 điểm đối với các bài báo khoa học thuộc ngành Văn hóa, Nghệ thuật, Thể dục Thể thao.</p> <p><strong>2. Các quy định và thể lệ đăng bài:</strong></p> <p><strong>Cách soạn thảo:</strong> Các bài báo gửi đăng cần được định dạng ở dạng .doc hoặc .rtf. Mỗi bài báo dài khoảng 5.000 - 7.000 từ, có tóm tắt nội dung (cả tiếng Việt và tiếng Anh) khoảng 200 - 250 từ và 3 - 5 từ khóa. Tất cả các bài báo đều được gửi phản biện kín. Những bài báo không được trình bày phù hợp với hướng dẫn sẽ được gửi lại tác giả.</p> <p>Bài báo được trình bày theo cấu trúc sau:</p> <p>1.Giới thiệu</p> <p>2.Tổng quan nghiên cứu vấn đề</p> <p>3.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu</p> <p>4.Kết quả nghiên cứu</p> <p>5.Thảo luận</p> <p>6.Kết luận</p> <p>7.Tài liệu tham khảo</p> <p>Tác giả cần chịu trách nhiệm về việc được cho phép sử dụng nguồn tài liệu, các bảng, hình vẽ, trích dẫn dùng trong bài báo. Điều này áp dụng cả với những hình vẽ hoặc bảng là kết quả của việc sử dụng dữ liệu từ nguồn khác. Tất cả bài báo được chấp nhận, cũng như các bảng biểu, ảnh liên quan sau đó sẽ thuộc quyền sử dụng của nhà xuất bản.</p> <p><strong>Minh họa:</strong> Các hình minh họa (đường vẽ, ảnh, hình,...) là những file rõ ràng. Để có được hình ảnh chất lượng cao nhất cho bài báo, tác giả vui lòng gửi hình ảnh minh họa đáp ứng các tiêu chuẩn sau:</p> <p>- 300 dpi hoặc cao hơn</p> <p>- Chỉnh kích thước để phù hợp với trang tạp chí</p> <p>- File vector, EPS, TIF, JPG hoặc PSD</p> <p>- Gửi rời, không kèm lẫn với file chữ</p> <p><strong>Bảng và biểu đồ:</strong> Bảng và biểu đồ không được kèm lẫn trong file chữ mà cần được gửi như những file riêng. Tiêu đề miêu tả ngắn gọn trên mỗi bảng, biểu đồ cùng với chú thích phù hợp bên dưới. Trong hình và bảng cần có đơn vị đo. Hình cần được đánh dấu, lưu ý về kích cỡ phù hợp. Chú thích cho mỗi hình và bảng cần được ghi rõ ràng, cách dòng 2, ở trang cuối của file chính.</p> <p><strong>Quy định về đạo văn: </strong>Nội dung chi tiết xem tại link:</p> <p><strong><a title="QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy định trích dẫn và chống đạo văn tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" href="https://tucst.edu.vn/web/trang-chu/khcn-htqt/quyet-dinh-ve-viec-ban-hanh-quy-dinh-trich-dan-va-chong-dao-van-tai-truong-dai-hoc-van-hoa-the-thao-va-du-lich-thanh-hoa.html">https://tucst.edu.vn/web/trang-chu/khcn-htqt/quyet-dinh-ve-viec-ban-hanh-quy-dinh-trich-dan-va-chong-dao-van-tai-truong-dai-hoc-van-hoa-the-thao-va-du-lich-thanh-hoa.html</a></strong></p>https://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/235NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH, QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA2025-01-08T14:47:01+08:00Thủy Vũ Thị vuthithuy@dvtdt.edu.vnThúy Ngô Phươngngophuongthuy@dvtdt.edu.vn<p><em>Đối với các cơ sở đào tạo, thực hành, thực tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thích ứng được với yêu cầu của thị trường lao động. Từ kết quả khảo sát, bài viết phân tích sự vi chỉnh chương trình đào tạo hai ngành Du lịch và ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa trong 5 năm gần đây, đánh giá những ưu điểm và hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần thực hành đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành học</em></p>2025-01-08T00:00:00+08:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/238GIÁO DỤC THẨM MỸ TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA2025-01-08T15:54:11+08:00Hùng Hà Đìnhhadinhhung@dvtdt.edu.vn<p><em>Giáo dục thẩm mỹ là một nội dung quan trọng của giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội, một trong những định hướng lớn có liên quan mục tiêu giáo dục toàn diện (Đức, Trí, Thể, Mỹ) của hệ thống giáo dục quốc dân và công tác giáo dục văn hóa của các địa phương. Từ góc nhìn giáo dục học kết hợp với các khoa học liên ngành khác như nghệ thuật học, văn hóa học, bài viết tập trung làm rõ vấn đề nhận thức về giáo dục thẩm mỹ, những vấn đề đang đặt ra đối với giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông hiện nay, thảo luận các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường.</em></p>2025-01-08T00:00:00+08:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/239BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY THANH NHẠC CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC2025-01-08T16:43:41+08:00Lam Đỗ Thịdothilam@dvtdt.edu.vn<p><em>Nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc là một nhiệm vụ đang được quan tâm của tất cả các cơ sở giáo dục nghệ thuật hiện nay trên cả nước. Từ thực tế giảng dạy và nghiên cứu một số các công trình nghiên cứu khác đã được công bố liên quan đến đề tài, tác giả bài viết đề xuất một số biện pháp có thể áp dụng vào việc giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. </em></p>2025-01-08T00:00:00+08:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/240VẬN DỤNG GIÁO DỤC STEAM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC TRONG GIÁO DỤC MẦM NON 2025-01-08T16:52:08+08:00Phượng Nguyễn Thịnguyenthiphuong@dvtdt.edu.vn<p><em>Giáo dục STEAM là phương pháp tích hợp các lĩnh vự Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, và Toán học, nhằm phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Phương pháp này giúp trẻ áp dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua các hoạt động trải nghiệm. STEAM ngày càng được chú trọng trong giáo dục mầm non để chuẩn bị cho trẻ hành trang toàn diện trong tương lai. Mặc dù hiện nay STEAM đang ngày càng được chú trọng và tích hợp với các hoạt động giáo dục trẻ, tuy nhiên việc triển khai vẫn gặp nhiều thách thức, khó khăn. Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của STEAM đối với trẻ, đồng thời, khai thác quy trình bài học 5E trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học tại trường mầm non, nhằm làm các yếu tố của STEAM xuất hiện, để mỗi hoạt động khám phá khoa học trở thành hoạt động STEAM, từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.</em></p>2025-01-08T00:00:00+08:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/241GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO CÔNG VĂN SỐ 3506/BGDĐT-GDĐH NGÀY 19/7/2019 CỦA BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA2025-01-08T16:56:39+08:00Thảo Hoàng Thịhoangthithao@dvtdt.edu.vn<p><em>Công tác giảng dạy lý luận chính trị tại các trường đại học ở nước ta hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị hệ thống tri thức, xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, xây dựng nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên phát triển tư duy năng động, nhạy bén, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có thái độ tích cực trong hoạt động thực tiễn. Bài viết tập trung chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy lý luận chính trị theo công văn số 3506/BGDĐT-GDĐH do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 19/7/2019 [6],</em> <em>từ thực tiễn Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá. Trên cơ sở đó tiếp tục đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị tại Trường trong thời gian tới.</em></p>2025-01-08T00:00:00+08:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/22710 SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 20242025-01-08T10:21:45+08:00Ban Giám Hiệu Ban Giám Hiệunguyenthithuc@dvtdt.edu.vn<p>10 Sự kiện nổi bật năm 2024</p>2025-01-08T00:00:00+08:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/236HƯƠNG VỊ TẾT TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA DÂN GIAN2025-01-08T15:12:54+08:00Thủy Tạ Thịtathithuy@dvtdt.edu.vnBình Hoàng Thị Thanhhoangthanhbinh@dvtdt.edu.vn<p><em>Tết cổ truyền, hay còn gọi là Tết Nguyên đán, là tết quan trọng nhất trong năm, gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Tết không chỉ là ngày lễ hội mà còn là khoảnh khắc giao hòa giữa thiên nhiên, con người và vạn vật. Ở đó những phiên chợ Tết, những phong tục tập quán, những kiêng kị trong ngày Tết đều được thể hiện một cách sinh động,... Nguyễn Bính - một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, với khoảng hơn 10 bài thơ viết về chủ đề mùa xuân và Tết. Hương vị Tết trong thơ Nguyễn Bính không chỉ là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân mà còn là biểu tượng của đời sống văn hóa dân gian, thể hiện một cách sâu sắc những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Có thể nói cả một không gian Tết xưa với những phong tục truyền thống ùa về trong thơ Nguyễn Bính.</em></p>2025-01-08T00:00:00+08:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/233THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TEST ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC TẠI ĐỘI TUYỂN VOVINAM SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG2025-01-08T14:28:45+08:00Thật Phạm Hữu thatpham6@gmail.com<p><em>Thông qua khảo sát thực trạng sử dụng các bài test đánh giá thể lực dành cho vận động viên đội tuyển Vovinam sinh viên Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, bài báo đã đưa ra những nhận định cụ thể về mức độ phù hợp và hiệu quả của các bài test. Trên cơ sở đó, đề xuất các điều chỉnh về tiến trình và nội dung sử dụng test nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá, đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm môn Vovinam và lịch trình thi đấu của đội tuyển.</em></p>2025-01-08T00:00:00+08:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/228VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TRUYỀN BÁ VĂN HÓA BÀN VỀ BIỂU TƯỢNG THẦN BỐN MẶT TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI KHMER NAM BỘ2025-01-08T10:39:40+08:00Đa Sơn Chanhscda@ctu.edu.vn<p><em>Tộc người Khmer trong tiến trình lịch sử đã sớm giao lưu tiếp xúc nền văn minh Ấn Độ. Đến nay các di vết giao lưu văn hóa vẫn hiện hữu trong đời sống người Khmer đã tạo thành cơ tầng văn hóa vững chắc, bám chặt đời sống văn hóa và lễ hội truyền thống. Nội dung nghiên cứu dựa vào thuyết truyền bá văn hóa để làm rõ diện mạo thần Bốn Mặt trong đời sống văn hóa tôn giáo của người Khmer và bàn về sự tiếp thu một cách sáng tạo khi tiếp nhận văn hóa tôn giáo của nền văn minh Ấn Độ. </em></p>2025-01-08T00:00:00+08:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/229PHỤC DỰNG TRUYỀN THỐNG TRONG NGHI LỄ TANG MA - NGHIÊN CỨU TẠI XÃ NINH HIỆP, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI2025-01-08T11:11:19+08:00Ly Lê Thị Thùylethithuyly@gmail.com<p><em>Bài viết đề cập đến sự phục dựng truyền thống trong nghi lễ tang ma </em><em>ở một làng buôn bán nổi tiếng của ngoại thành Hà Nội hiện nay, cái bộc lộ qua nhiều hiện tượng mà trong đó nổi bật lên vai trò của láng giềng gần gũi và thân hữu. Cụ thể, đó là sự trở lại của tục hàng khu lo mộ phần cho người mới mất và bạn bè thân thích đến thăm hỏi gia đình người đó trong 49 ngày liên tục sau tang. Kết quả nghiên cứu góp phần chỉ ra, văn hóa truyền thống không phải sẽ luôn mất đi hoặc mai một trong bối cảnh hiện đại hóa như nhận định của nhiều lý thuyết hiện đại, mà vẫn có thể tồn tại và thậm chí phát triển mạnh mẽ hơn. Nó cũng phản ánh tính đa chiều trong các thực hành văn hóa của con người, khi ở địa bàn nghiên cứu, ta có thể quan sát thấy các khía cạnh như chuẩn mực làng xã, thể diện, tình cảm, sự tính toán, mong muốn kiến tạo bản sắc… đã đan xen vào nhau một cách tinh tế trong những gì chi phối các hành vi liên quan đến vấn đề này.</em></p> <p> </p> <p> </p>2025-01-08T00:00:00+08:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/230BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ NHÂN VẬT ĐẶNG XUÂN TRÁNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG TRÊN ĐẤT THANH HÓA2025-01-08T11:26:03+08:00Thảo Lê Thịlethithao@dvtdt.edu.vnHòa Lê Thịlethihoa.vhtt@dvtdt.edu.vn<p><em>Đặng Xuân Tráng là một nhân vật tiêu biểu trong phong trào Cần Vương tại Hà Trung và Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX. Ông là một trong những thủ lĩnh quan trọng của hai cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình và Hùng Lĩnh, với đóng góp quan trọng trong việc duy trì và phát triển phong trào chống thực dân Pháp.</em><em> Ô</em><em>ng đã đứng lên phò vua Hàm Nghi sau chiếu Cần Vương, xây dựng lực lượng, tổ chức khởi nghĩa và trực tiếp tham gia nhiều trận đánh lớn. Sau thất bại của căn cứ Ba Đình, ông tiếp tục chiến đấu tại Hùng Lĩnh, trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu nước bất khuất.</em><em> Di</em><em> sản của Đặng Xuân Tráng</em><em> đến nay </em><em>vẫn sống trong lòng nhân dân Thanh Hóa, trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệ tiếp nối trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc</em><em>.</em></p>2025-01-08T00:00:00+08:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/232TẢN MẠN VỀ HÌNH TƯỢNG RẮN TRONG VĂN HÓA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI2025-01-08T12:04:30+08:00Thục Nguyễn Thịnguyenthithuc@dvtdt.edu.vn<p><em>Nhân dịp xuân Ất Tỵ gần kề, chúng ta có điều kiện để tản mạn thêm về một loài vật nằm trong thập nhị chi theo truyền thống sử dụng Âm lịch của người Việt cổ đại, đó là loài Rắn. Xuất hiện trong hầu hết các thần thoại trên thế giới với nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Sự diễn dịch về quyền năng của rắn rất đa dạng trong các nền văn hóa. Xuất phát từ những đặc tính sinh học và trực quan của loài rắn, nó đã được nhiều cộng đồng quốc gia, dân tộc trên thế giới tôn kính, yêu mến, thậm chí sợ hãi. Nó đã được con người nhân cách hóa như là biểu tượng cho nước, lửa, linh hồn, quyền năng, thần sáng thế và biểu tượng của vũ trụ hỗn mang.</em></p>2025-01-08T00:00:00+08:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa họchttps://tckh.dvtdt.edu.vn/index.php/tckh/article/view/237BÀN VỀ SỰ KHÔNG TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG DỊCH THUẬT THÀNH NGỮ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT2025-01-08T15:38:56+08:00Huệ Hoàng Thịhoangthihue@dvtdt.edu.vn<p><em>Sự phát triển giao thương và hội nhập quốc tế trong thời gian gần đây đã thúc đẩy hoạt động giao tiếp và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Thành ngữ là một yếu tố được sử dụng trong quá trình giao tiếp này. Do vậy, dịch thuật các thành ngữ có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp liên văn hóa, liên quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình dịch thuật, người dịch gặp không ít rào cản về sự không tương đương giữa thành ngữ của các dân tộc. Sự không tương đương trong dịch thuật thành ngữ bắt nguồn từ sự khác biệt về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng… của các quốc gia trên thế giới. Dựa vào các cơ sở lý thuyết về thành ngữ và nguồn tư liệu khảo sát thực tế, bài viết bàn về sự không tương đương trong dịch thuật thành ngữ Anh - Việt, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn này, góp phần làm tăng tính hiệu quả trong việc dịch thành ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt nói riêng và trong công tác dịch thuật nói chung. </em></p>2025-01-08T00:00:00+08:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học